Địa chỉ Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà La Bonita, số 215 Nguyễn Gia Trí, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Email Email: info@trainco.com.vn Hotline Hotline: (028) 73018389 CHÍNH SÁCH BẢO MẬT CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH CHÍNH SÁCH THANH TOÁN CHÍNH SÁCH XỬ LÝ KHIẾU NẠI BÁO CÁO BCT
Tiếng Việt Tiếng Anh
Trang chủ   >   Tin tức   >   THỜI SỰ   >   Doanh nghiệp BĐS “miệt mài” làm nhà cao cấp, bỏ ngỏ nhà ở xã hội?

Doanh nghiệp BĐS “miệt mài” làm nhà cao cấp, bỏ ngỏ nhà ở xã hội?

Ngày đăng : 28/12/2020 - 11:58 AM

Doanh nghiệp BĐS “miệt mài” làm nhà cao cấp, bỏ ngỏ nhà ở xã hội?

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Doanh nghiệp BĐS “miệt mài” làm nhà cao cấp, bỏ ngỏ nhà ở xã hội?

27-12-2020 - 09:59 AM | Bất động sản

Doanh nghiệp BĐS “miệt mài” làm nhà cao cấp, bỏ ngỏ nhà ở xã hội?

Chia sẻ tại hội thảo mới đây, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho hay, hiện cả nước có gần 5.000 dự án nhưng rất ít dự án có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2, trong khi nhu cầu của loại hình giá này rất cao từ 70-80%.

Theo Bộ Xây dựng, cơ cấu sản phẩm BĐS hiện nay đang chưa hợp lý. Thị trường đang có biểu hiện dư cung ở một số phân khúc BĐS cao cấp, rất thiếu phân khúc nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội. Một số doanh nghiệp vẫn tập trung đầu tư vào các loại hình BĐS cao cấp, BĐS nghỉ dưỡng, chưa coi trọng đầu tư vào phân khúc nhà ở bình dân giá rẻ, nhà ở cho thuê, nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho đại bộ phận người dân còn hạn chế về thu nhập, nhất là ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế.

"Hiện nay, nhà ở có giá trên 25 triệu đồng/m2 khảo sát nhu cầu chỉ chiếm 20-30%, còn phân khúc giá dưới 25 triệu đồng/m2 chiếm 70% nhu cầu. Cả nước có gần 5.000 dự án BĐS, nhưng có mấy dự án có giá dưới 25 triệu đồng/m2?. Nguồn lực để tập trung cho loại hình này cũng rất ít", ông Khởi nhấn mạnh.

Theo Bộ Xây dựng, mục tiêu phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 5 năm qua mới đạt chưa được 50% mục tiêu đề ra. Nhà thương mại giá rẻ cũng đang thiếu gay gắt. Về chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp, Bộ Xây dựng cho biết cả nước đã hoàn thành 249 dự án, quy mô xây dựng khoảng 104.200 căn hộ, với tổng diện tích khoảng 5.210.000 m2. Hiện tại, đang tiếp tục triển khai 264 dự án, quy mô xây dựng khoảng 219.000 căn hộ, với tổng diện tích khoảng 10.950.000 m2 sàn.

Doanh nghiệp BĐS “miệt mài” làm nhà cao cấp, bỏ ngỏ nhà ở xã hội? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi

Tuy nhiên, với tổng diện tích hơn 5,21 triệu m2 nhà ở xã hội đã xây dựng thì mới chỉ đạt được khoảng 41,7% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 (12,5 triệu m2).

Chia sẻ tại hội thảo "Phân khúc BĐS nào phù hợp trong thời gian tới", ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu của người dân ở Tp.HCM về nhà ở xã hội là 80.000 căn, nhưng thành phố chỉ mới hoàn thành và đưa vào sử dụng được 17.900 căn hộ, chỉ đáp ứng được 22,3% nhu cầu.

Theo ông Khiết, nhà ở tại TP.HCM có đặc thù là nhà ở phát triển tự nhiên, nhằm phát triển theo chức năng kinh tế xã hội, ngoài ra còn có đặc thù về nhu cầu xây dựng mới chỉnh trang đô thị.

Vào giai đoạn 2016-2020, là giai đoạn nhà ở xã hội phát triển mạnh mẽ, Tp.HCM đã có 23 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung ứng cho thị trường 1,15 triệu m2 sàn, tương ứng 17.900 căn hộ.

Ông Khiết cho rằng, số lượng các căn hộ nhà ở xã hội hoàn thành mặc dù chưa thể đáp ứng hết nhu cầu rất lớn về nhà ở của các nhóm đối tượng có nhu cầu về nhà ở xã hội (nhu cầu giai đoạn 2016-2020 là 80.000 căn hộ), nhưng đã giải quyết một phần nhu cầu nhà ở của một bộ phận người có thu nhập thấp và cán bộ công chức, viên chức có khó khăn về nhà ở trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, nhìn chung kết quả phát triển nhà ở tại thành phố vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn về nhà ở, chưa đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của thành phố. Công tác quản lý, vận hành, bảo trì nhà ở sau đầu tư xây dựng còn nhiều khó khăn trong thực tiễn.

Để đáp ứng nhu cầu nhà ở của đô thị đặc biệt với sự gia tăng dân số 2 triệu dân trong giai đoạn 2021-2030 và khắc phục những hạn chế trong phát triển 10 năm qua, ông Khiết cho rằng cần xây dựng chương trình nhà ở Tp.HCM giai đoạn 2021-2030 nhằm đề ra quan điểm, định hướng phát triển nhà ở. Việc xây dựng chương trình này để đưa ra vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của thành phố hàng năm và từng giai đoạn, góp phần thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia.

Hạ Vy

Theo Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên

Bài viết khác

Đối tác