Địa chỉ Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà La Bonita, số 215 Nguyễn Gia Trí, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Email Email: info@trainco.com.vn Hotline Hotline: (028) 73018389 CHÍNH SÁCH BẢO MẬT CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH CHÍNH SÁCH THANH TOÁN CHÍNH SÁCH XỬ LÝ KHIẾU NẠI BÁO CÁO BCT
Tiếng Việt Tiếng Anh
Trang chủ   >   Tin tức   >   THỜI SỰ   >   2 kịch bản cho thị trường bất động sản năm 2021

2 kịch bản cho thị trường bất động sản năm 2021

Ngày đăng : 09/06/2021 - 2:25 PM

2 kịch bản cho thị trường bất động sản năm 2021

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

2 kịch bản cho thị trường bất động sản năm 2021

11-12-2020 - 08:53 AM | Bất động sản

2 kịch bản cho thị trường bất động sản năm 2021

Tại buổi giao lưu trực tuyến mới đây, ông Võ Hồng Thắng, Trưởng phòng R&D DKRA Vietnam cho rằng, với tình hình thị trường BĐS khó khăn như hiện nay, NĐT cần xác định đầu tư trung dài hạn (3-5 năm) và hạn chế tối đa dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư BĐS.

Chia sẻ về tình hình thị trường BĐS Tp.HCM trong tháng 11/2020, vị chuyên gia này cho biết, thị trường ghi nhận sự sụt giảm nguồn cung ở hầu hết các phân khúc chủ chốt như căn hộ, đất nền, nhà phố, biệt thự…, xu hướng này đã kéo dài từ những tháng trước.

Ở phân khúc căn hộ có 3 dự án mới chào bán trong tháng 11, cung cấp ra thị trường 769 căn, nguồn cung này chỉ tương đương 43% so với tháng trước. Tuy vậy, tỉ lệ tiêu thụ đạt 91%, hơn 700 căn được tiêu thụ. Lượng tiêu thụ tương đương 57% so với tháng 10/2020.

Ở phân khúc nhà phố, biệt thự, theo ông Thắng có 2 dự án mới mở bán, cung cấp ra thị trường 66 căn. Nguồn cung này tương đương 79% so với tháng trước, tuy nhiên tỉ lệ tiêu thụ khá thấp, chỉ đạt 32% (khoảng 21 căn), tương đương 25% sức tiêu thụ so với tháng 10/2020.

Riêng BĐS nghỉ dưỡng nguồn cung tháng 11 có tăng nhẹ so với tháng 10, tuy nhiên không đáng kể, nguồn cầu nhìn chung trong ngắn hạn chưa nhìn thấy sự gia tăng đột biến nào .

Chia sẻ về điểm nổi bật của thị trường BĐS Tp.HCM trong thời gian qua, ông Thắng cho hay, trong tháng 11 nguồn cung căn hộ hạng A và hạng sang có dấu hiệu tăng lên (Hạng A có 67,5%, hạng sang 32,5%), riêng hạng B và C không có nguồn cung, mặt bằng tăng giá cao, hiện khó kiếm căn hộ có giá 40 triệu đồng/m2 tại TP.

2 kịch bản cho thị trường bất động sản năm 2021 - Ảnh 1.

Ông Võ Hồng Thắng

Bên cạnh đó, các dự án của CĐT nước ngoài có tiến độ thanh toán kéo dài nhận được sự quan tâm của khách hàng, điển hình có một dự án tại Q.2 dù giá khá cao nhưng tỉ lệ tiêu thụ rất tốt.

Theo ông Thắng, năm 2020 là năm thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, thách thức khi dịch diễn biến phức tạp. Thường vào thời điểm cuối năm nhu cầu mua bán BĐS sẽ tăng cao thì hiện nay cuối năm có phần chững lại. Vừa rồi, TP.HCM lại xuất hiện ca dịch Covid-19 mới, tuy vậy đã cơ bản kiểm soát tốt nên đây cũng được xem là tiền đề để thị trường BĐS phục hồi vào giai đoạn cuối năm đến năm sau.

Dự báo nguồn cung, theo ông Thắng đối với phân khúc căn hộ tháng 12 nguồn cung có thể tăng nhẹ so với tháng 11, từ 800-1.000 sản phẩm. Còn ở phân khúc đất nền, tiếp tục khan hiếm nguồn cung, thị trường thứ cấp dự báo sẽ tăng trở lại.

Trả lời câu hỏi, năm 2021 thị trường chờ đợi, kì vọng điều gì, ông Thắng cho hay, vấn đề quan trọng nhất là chúng ta khống chế tốt được dịch bệnh, khi kinh tế vĩ mô ổn định thì thị trường BĐS sẽ hồi phục tích cực. Cùng với đó, thị trường kì vọng đơn giản quy trình thủ tục pháp lý dự án, gỡ vướng nhanh các vướng mắc về pháp lý giúp nguồn cung dồi dào.

Ngoài ra, hạ tầng giao thông bị trì hoãn năm 2020 được kì vọng sẽ tăng tốc vào năm 2021, giải quyết vấn đề kẹt xe, phát triển kinh tế, từ đó tác động đến thị trường BĐS.

Như vậy, theo vị chuyên gia này, điểm chờ lớn nhất hiện nay của thị trường BĐS là kiểm soát được tình hình dịch bệnh không chỉ trong nước mà trên thế giới. Sẽ có 2 kịch bản xảy ra với thị trường BĐS, nếu có vắc-xin, kinh tế sẽ ổn định, hoàn toàn có thể giúp thị trường BĐS tăng trưởng như năm 2019. Trong đó, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng sẽ có hi vọng để phục hồi sau thời gian khá dài chịu khó khăn. Còn kịch bản thứ hai, nếu dịch bệnh không được kiểm soát, chúng ta phải chấp nhận giãn cách xã hội giống thời điểm tháng 4, tránh tập trung nơi đông người, sẽ tác động tiêu cực đến thị trường BĐS, nhất là BĐS nghỉ dưỡng có thể rơi vào trầm lắng, đóng băng.

Nêu quan điểm, để thị trường BĐS phục hồi và phát triển ổn định, theo ông Thắng, hiện tại mặt bằng giá BĐS đã tăng quá cao nên có chương trình cho những người có thu nhập vừa phải sở hữu được căn nhà đầu tiên; Có chính sách dài hơi cho chính sách nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền; làm sao phải bình ổn được giá BĐS. Trong giai đoạn khó khăn này làm sao cho giá BĐS giảm xuống, hoặc tăng nhưng không nên để giá tăng quá cao.

Ở góc cạnh đầu tư vào BĐS năm 2021, vị chuyên gia này đưa lời khuyên với NĐT, bên cạnh quan tâm đến yếu tố uy tín CĐT, tiện ích, tiềm năng tăng giá dự án thì với bối cảnh hiện nay, NĐT cần xác định là đầu tư trung – dài hạn (từ 3-5 năm). Ngoài ra, NĐT phải xác định được dòng tiền để trả nợ khi đầu tư BĐS, nên hạn chế tối đa dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư BĐS.

"Bên cạnh đó, khi mà mặt bằng giá BĐS đã cao, NĐT khi mua sản phẩm cần xem xét giá đã phù hợp với tiềm năng hay chưa. NĐT cần thực sự cẩn trọng đưa ra quyết định đầu tư, phải có đầy đủ thông tin, cân đối tài chính", ông Thắng nhấn mạnh.

Hạ Vy

Theo Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên

Bài viết khác

Đối tác